Các xe beCar được trang bị nước sát khuẩn và màn ngăn hạn chế lây nhiễm; tài xế phải vệ sinh khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến xe. Kính xe sẽ được mở trong quá trình hoạt động, hoặc bật máy lạnh trên 26 độ C. Đồng thời, mỗi xe chỉ vận chuyển tối đa 50% sức chứa.
Ứng dụng gọi xe này cũng khuyến khích khách hàng thanh toán không tiền mặt qua Ngân hàng số Cake. Ngoài ra, hãng cũng chấp nhận thanh toán không tiền mặt qua đa dạng hình thức như thẻ thanh toán quốc tế, các ví điện tử MoMo, ZaloPay, SmartPay, TrueMoney… nhằm đảm bảo an toàn cho tài xế và hành khách đi xe.
Trước đó, những chiếc taxi công nghệ đầu tiên của Grab đã hoạt động trở lại tại TP.HCM hôm 7/10, sau một thời gian dài gián đoạn dịch vụ.
Các hãng taxi công nghệ được phép mở lại dịch vụ nhưng hoạt động tối đa không vượt quá 10% số xe quản lý. Các tài xế được phép hoạt động phải đăng ký với Sở GTVT và được cấp mã trên hệ thống. Theo quy định, xe không được phục vụ quá 50% sức chứa. Do đó, xe 4 chỗ sẽ chỉ chở 1 hành khách, xe 7 chỗ chỉ chở 2 hành khách.
Để giữ chân các tài xế hoạt động trong mùa dịch, các ứng dụng hiện nay đều đưa ra các chính sách để hỗ trợ đảm bảo thu nhập. Chẳng hạn, trong tuần đầu tiên hoạt động trở lại, tài xế becar sẽ nhận được 1 triệu đồng hỗ trợ khi có khoảng thời gian trực tuyến để nhận cuốc đạt tổng 48 giờ; 1.000 tài beCar đầu tiên tại TP.HCM tiếp tục được hỗ trợ thêm từ 100 -150.000 đồng nếu có từ 3 chuyến xe thành công, song song với chương trình thưởng lên tới 7% cước phí chuyến xe.
Trong khi đó, Grab cũng thưởng 400.000 đồng cho các tài xế hoàn thành đủ số lượng chuyến xe theo quy định, tỷ lệ nhận chuyến trong tuần từ 90%, tỷ lệ hủy chuyến trong tuần dưới 15%.
Đại diện be cho biết, các chương trình này nhằm hỗ trợ tài xế đảm bảo thu nhập sau dịch, trong bối cảnh nhu cầu thị trường chưa cao, cũng như động viên các bác tài sẵn sàng hoạt động, phục vụ nhu cầu di chuyển thiết yếu của người dân.
Duy Vũ
Hai ngày sau khi TP.HCM chính thức cho phép xe taxi công nghệ hoạt động trở lại, những chiếc xe đầu tiên bắt đầu triển khai dịch vụ từ hôm nay 7/10.
" alt=""/>Dịch vụ taxi công nghệ becar hoạt động trở lạiĐoạn video từ camera an ninh ghi lại hình ảnh tên trộm mang mặt nạ 'Joker' đột nhập một cây ATM.
" alt=""/>Cướp đang rút súng bị ô tô tông bắn lên vỉa hèCông nghệ 5G được thiết kế để có tốc độ nhanh hơn 4G với độ trễ thấp, giúp hiện thực hóa những thứ như xe tự lái. 5G hoạt động trên băng tần thấp tuy tốc độ thấp nhất nhưng lại có phạm vi phủ sóng rộng hơn đáng kể, còn băng tần trung tốc độ cao nhưng phủ sóng hẹp hơn. 5G băng tần cao là loại nhanh nhất.
Một báo cáo của tổ chức OpenSignal công bố hôm 14/10 chỉ ra các tester (người kiểm thử sản phẩm) của họ chỉ kết nối được với mạng 5G của T-Mobile 34,7% thời gian, AT&T 16,4% thời gian và Verizon là 9,7% thời gian. Họ cũng không dùng được tốc độ 5G cao nhất.
Số liệu này hoàn toàn trái ngược với những lời hứa hẹn của nhà mạng về 5G trong các quảng cáo. Nó cho thấy họ đang dựa vào 5G để bán hàng trên thị trường viễn thông cạnh tranh khốc liệt.
T-Mobile quảng cáo đang sở hữu “mạng 5G ổn định nhất, nhanh nhất, rộng nhất nước Mỹ” với bản đồ bao phủ gần như màu hồng, gợi ý độ phủ rộng lớn. Bản đồ không phân biệt loại 5G mà khách hàng được dùng. Tuy nhiên, theo tờ rơi, 5G tốc độ cao chỉ có mặt tại vài trăm thành phố, cho vài triệu người thay vì trên cả nước.
AT&T lại khẳng định có “mạng 5G đáng tin cậy nhất”, dẫn thử nghiệm do Global Wireless Solutions thực hiện. Song, công ty cũng chơi “nước đôi” khi nói 5G+ tốc độ cao chỉ dành cho một số khu vực tại hơn 20 bang.
Khi được hỏi về sự khác biệt giữa quảng cáo và thực tế, Phó Chủ tịch Kỹ thuật Grant Castle của T-Mobile cho biết, công ty vẫn đang làm tốt. Trong khi đó, ông Andre Fuetsch, Giám đốc Kỹ thuật Dịch vụ mạng tại AT&T, thừa nhận 5G vẫn ở giai đoạn đầu và sẽ phát triển, cải thiện cùng với các khoản đầu tư và đổi mới.
Phòng Quảng cáo Quốc gia thuộc Tổ chức Kinh doanh đáng tin cậy (Better Business Bureau) Mỹ chỉ trích những tuyên bố về 5G của cả ba nhà mạng. Harold Feld, Phó Chủ tịch tổ chức Public Knowledge, nhận xét 5G hiện nay ở trạng thái “giả”, khi phát triển công nghệ mới, quảng cáo thường đi trước so với tiến độ thực tế.
Khu vực thu nhập thấp cùng một số vùng nông thôn thường là những người cuối cùng được nhận công nghệ mới, theo Christopher Mitchell đến từ tổ chức vận động Institute for Local Self Reliance. Theo ông, thứ được quảng cáo là 5G tại nông thôn thường chỉ nhỉnh hơn một chút so với 4G. Ông cảm thấy có nhiều điều không trung thực trong quảng cáo.
Mỹ không phải quốc gia duy nhất xảy ra tình trạng này. Hàn Quốc đứng đầu danh sách 5G tốt nhất thế giới với thời gian kết nối đạt 28,1%. Ả-rập Xê-út, Kuwait và Hong Kong đều trên 25%, theo báo cáo đầu tháng 9 của OpenSignal.
Du Lam(Theo Reuters)
Nghị định về đấu giá tần số sẽ được ký trong quý 4/2021 để Bộ TT&TT cấp tần số 4G và 5G cho các nhà mạng.
" alt=""/>5G tại Mỹ ‘treo đầu dê, bán thịt chó’?